Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc Tế (Fibe)
 
Bản mô tả chương trình đào tạo cử nhân KTQT CLC 2019

Bản mô tả 2019 gồm những thông tin: giới thiệu chung về chương trình đào tạo (CTĐT), chuẩn đầu ra của CTĐT, nội dung CTĐT, lộ trình thực hiện chiến lược dạy và học, tổ chức thực hiện CTĐT và giám sát đánh giá để quản lý và kiểm soát chất lượng CTĐT theo các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường ĐHKT


PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

- Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Kinh tế quốc tế

+ Tiếng Anh: International Economics

- Mã số ngành đào tạo: 7 31 01 06

- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Tên văn bằng tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Kinh tế Quốc tế (Chương trình đào tạo chất lượng cao)

+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in International Business (Honors Program)

- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

2. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu của chương trình cử nhân Kinh tế quốc tế chất lượng cao nhằm đào tạo những sinh viên giỏi về chuyên môn, thành thạo về kỹ năng, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội, góp phần đạt mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Hình thức tuyển sinh

- Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia và phương thức tuyển sinh theo hướng dẫn tuyển sinh hàng năm của ĐHQGHN;

- Tổ hợp môn thi và phương thức tuyển sinh chính thức sẽ được thực hiện theo văn bản hướng dẫn tuyển sinh hàng năm của ĐHQGHN;

3.2. Dự kiến quy mô tuyển sinh

Quy mô tuyển sinh được xác định theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và căn cứ vào tình hình thực tế qua các năm

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Về kiến thức

Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế, nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để giải quyết các công việc phức tạp; tích lũy được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực Kinh tế quốc tế.

1.1 Kiến thức chung

1.1.1 Kiến thức về lý luận chính trị

- Hiểu và vận dụng được vào thực tiễn hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin; Hiểu được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và vận dụng trong công việc cũng như trong cuộc sống.

1.1.2. Kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường

- Áp dụng những kiến thức đã được học để đảm bảo đúng các quy định của pháp luật trong thực hiện công việc và trong cuộc sống

- Tích cực tham gia bảo vệ môi trường góp phần cho việc phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững

1.1.3. Kiến thức về tin học

- Sử dụng thành thạo và khai thác được các tính năng nâng cao của các phần mềm văn phòng thông dụng, khai thác một số dịch vụ cần thiết trên Internet;

- Biết khai thác các cơ sở dữ liệu của VN và thế giới

1.1.4. Kiến thức về ngoại ngữ

- Chuẩn đầu ra tiếng Anh bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Sử dụng thành thạo tiếng Anh giao tiếp; Nghe hiểu các nội dung trao đổi trong các cuộc trao đổi, hội nghị, hội thảo quốc tế.

1.1.5. Giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh

- Vận dụng kiến thức cơ bản về đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng – an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới vào điều kiện tác chiến thông thường.

- Vận dụng những kiến thức khoa học cơ bản trong lĩnh vực thể dục thể thao vào quá trình tập luyện và tự rèn luyện, ngăn ngừa các chấn thương để củng cố và tăng cường sức khỏe.

- Vận dụng những kỹ, chiến thuật cơ bản, luật thi đấu vào các hoạt động thể thao ngoại khóa cộng đồng.

1.2 Kiến thức theo lĩnh vực

- Vận dụng các kiến thức toán cao cấp trong công việc thống kê, xử lý số liệu và các tính toán liên quan đến ngành đào tạo;

- Xây dựng và phân tích được các bài toán kinh tế đơn giản;

- Sử dụng được các phần mềm thống kê cơ bản để phân tích, đánh giá các hiện tượng kinh tế xã hội và áp dụng vào nghiên cứu khoa học.

1.3 Kiến thức theo khối ngành

- Vận dụng được những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật để giải quyết được các vấn đề cụ thể nảy sinh trong các hoạt động kinh tế;

- Vận dụng được những kiến thức cơ bản và nâng cao của kinh tế học vào công việc chuyên môn, nghề nghiệp và giải thích, đánh giá được các vấn đề kinh tế.

- Vận dụng phương pháp thu thập thông tin, phân tích và tổng hợp dữ liệu thống kê kinh tế, phục vụ cho công việc.

- Vận dụng phương pháp toán kinh tế để phân tích, đánh giá và dự báo các hiện tượng kinh tế nói chung và trong lĩnh vực kinh tế quốc tế nói riêng.

1.4 Kiến thức theo nhóm ngành

- Hiểu mục tiêu, bản chất của nghiên cứu khoa học và áp dụng được các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.

- Vận dụng các kiến thức cơ bản của nhóm ngành kinh tế làm nền tảng cho việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn trọng lĩnh vực kinh tế quốc tế;

- Phân tích, đánh giá và vận dụng các nguyên lý cơ bản và nâng cao về kinh tế học để xử lý các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế và kinh doanh quốc tế.

1.5 Kiến thức ngành

- Hiểu các vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế;

- Phân tích các chính sách về thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư nước ngoài thông qua các kiến thức ngành kinh tế quốc tế và kiến nghị giải pháp;

- Vận dụng tổng hợp kiến thức ngành kinh tế quốc tế để hình thành các ý tưởng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát quá trình thực hiện các phương án, dự án trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế.

- Vận dụng kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế để tổ chức, quản lý và điều hành việc thực hiện các dự án trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế.

- Vận dụng kiến thức thực tế và thực tập trong lĩnh vực kinh tế quốc tế để hội nhập nhanh và làm việc sáng tạo trong môi trường đa văn hóa.

2. Về kỹ năng

2.1 Kĩ năng chuyên môn

2.1.1 Các kỹ năng nghề nghiệp

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn hoạt động trong lĩnh vực kinh tế quốc tế; bước đầu hình thành năng lực phát triển nghề nghiệp.

- Có kỹ năng xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tiễn của lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế.

- Có năng lực biến ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực, tạo việc làm cho mình và những người khác

2.1.2 Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

- Có kỹ năng phân tích các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, như xu hướng tự do hóa thương mại khu vực và toàn cầu, xu hướng và sự vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài; xu hướng tự do hóa tài chính.

- Kỹ năng phản biện, phê phán các ý tưởng phát triển kinh doanh quốc tế, đồng thời đưa ra các giải pháp thay thế để triển khai các dự án trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế trong môi trường đa văn hóa và luôn biến động.

2.1.3 Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

- Nghiên cứu, phát hiện các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế quốc tế;

- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp để phân tích, đánh giá và dự báo sự vận động của nền kinh tế thế giới cũng như ảnh hưởng của nó tới kinh tế Việt Nam; xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

2.1.4 Khả năng tư duy theo hệ thống

- Có khả năng lập luận, tư duy logic và hệ thống khi tiếp cận và xử lý các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế.

2.1.5 Hiểu bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

- Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội, ngoại cảnh để áp dụng vào các hoạt động trong lĩnh vực KTQT.

2.1.6 Hiểu bối cảnh tổ chức

- Có thể nhận thức được bối cảnh tổ chức để áp dụng vào việc giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực KTQT.

2.1.7 Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

- Đánh giá chất lượng và kết quả công việc của các thành viên trong nhóm dựa trên các tiêu chí cụ thể, đã được thảo luận và thống nhất.

2.1.8 Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp thực thi các dự án trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế tới người khác tại nơi làm việc .

- Truyền đạt thông tin hiệu quả và chính xác các nội dung công việc chuyên môn cần thực hiện.

- Diễn đạt rõ ràng, trôi chảy, thuyết phục bằng lời nói với ngôn ngữ, điệu bộ thích hợp và đạt hiệu quả.

- Chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế

2.2 Kĩ năng bổ trợ

2.2.1 Các kỹ năng cá nhân

- Có khả năng làm việc độc lập; tự học hỏi và tìm tòi, làm việc có kế hoạch và khoa học; định hướng mục tiêu phát triển của bản thân;

- Có kỹ năng quản lý thời gian, phân bổ công việc cá nhân hợp lý;

2.2.2 Làm việc theo nhóm

- Có khả năng làm việc nhóm và hợp tác tốt với các thành viên nhóm làm việc;

- Biết cách chia sẻ thông tin và điều hoà các mối quan hệ trong nhóm;

- Có kỹ năng làm việc trong các nhóm khác nhau.

2.2.3 Quản lý và lãnh đạo

- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo được hình thành trong quá trình học tập thông qua các phương pháp học tập tích cực và làm việc theo nhóm. Bao gồm: Kỹ năng quản lý thời gian, nguồn lực; Kỹ năng xây dựng và thực hiện quy trình tổ chức sự kiện

2.2.4 Kỹ năng giao tiếp

- Biết cách lập luận, sắp xếp ý tưởng;

- Có kỹ năng giao tiếp tốt (kỹ năng thuyết trình và đàm phán trong kinh doanh; kỹ năng giao dịch qua điện thoại, e-mail)

2.2.5 Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ

- Giao tiếp tốt được bằng tiếng Anh, có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành kinh tế quốc tế; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn;

- Trình độ tương đương bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam..

2.2.6 Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành

- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành trong trao đổi, làm việc, giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc.

2.2.7 Các kỹ năng bổ trợ khác

- Có thể dùng thành thạo Microsoft Office (Word, Excel, Power Point) và một số phần mềm thống kê trong phân tích kinh doanh;

- Có thể sử dụng thành thạo Internet và các thiết bị văn phòng.

3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Có khả năng làm việc độc lập để giải quyết các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế quốc tế.

- Có khả năng làm việc theo nhóm trong môi trường đa văn hóa và luôn biến động. Chịu trách nhiệm cá nhân và chịu trách nhiệm với nhóm về kết quả công việc mà cấp trên đã giao.

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đã được xác định trong việc triển khai các dự án trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế.

- Tự định hướng, đưa ra kết luận về chuyên môn liên quan đến lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân trước ý kiến phản biện của những người khác.

- Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện các dự án trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế; Đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế.

4. Về phẩm chất đạo đức

4.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

- Lễ độ; khiêm tốn; nhiệt tình; trung thực.

- Tự tin, linh hoạt, dám đương đầu với rủi ro, nhiệt tình, có tinh thần tự tôn.

4.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

- Trách nhiệm trong công việc.

- Trung thành với tổ chức.

- Say mê nghiên cứu, khám phá kiến thức

- Thích ứng với môi trường đa văn hóa.

4.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

- Tôn trọng pháp luật,

- Có tinh thần kỷ luật cao,

- Có trách nhiệm với xã hội;

- Nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội.

- Có lối sống tích cực.

5. Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

Nhóm 1 - Chuyên viên hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách; nghiên cứu viên và giảng viên

- Có khả năng đảm nhận các công việc trợ lý hay chuyên viên hỗ trợ hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách trong lĩnh vực thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài, tại các Bộ, Ban, Ngành, địa phương; triển vọng trong tương lai có thể trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn chính sách trong các lĩnh vực này.

- Có khả năng đảm nhận các công việc trợ giúp và tham gia xây dựng, theo dõi, phân tích và tư vấn các dự án quốc tế các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc (UN), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức lao động quốc tế (ILO)...hay các tổ chức phi chính phủ (iNGOs). Triển vọng có thể trở thành các nhà quản lý dự án phát triển quốc tế.

- Có khả năng tham gia nghiên cứu và trợ giảng tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế; triển vọng trong tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên và giảng viên có chuyên môn sâu trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.

Nhóm 2 - Chuyên viên kế hoạch, kinh doanh và đối ngoại tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước

- Có khả năng đảm nhận các công việc liên quan đến lập kế hoạch, giám sát hay thực thi các hoạt động về logistics và chuỗi cung ứng, xuất nhập khẩu, phát triển thị trường quốc tế tại các doanh nghiệp của Việt Nam, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài; triển vọng có thể trở thành nhà quản lý hay doanh nhân trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế.

6. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Sau khi tốt nghiệp sinh viên chất lượng cao ngành Kinh tế quốc tế có thể tiếp tục học cao học tại các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực kinh tế trong nước hoặc có thể tiếp tục học tập bậc cao hơn tại các cơ sở đào tạo nước ngoài.

>>> Chi tiết bản mô tả, xem Tại đây.